Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Thử nghiệm làm sạch nước hồ Hà Nội


Theo số liệu thống kê, ở Hà Nội mỗi ngày lượng nước thải sinh hoạt thải ra môi trường khoảng 600.000m3 và khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay cả bệnh viện cũng không có hệ thống xử lý nước thải. Đây chính là nguyên nhân khiến hơn 100 hồ lớn, nhỏ ở khu vực nội thành với tổng diện tích khoảng 1.000ha và hệ thống sông, ngòi trên địa bàn bị ô nhiễm dầu mỡ, kim loại nặng, vi sinh… rất cao.
 manhkhanh
Người dân sống xung quanh khu vực này hằng ngày, hằng giờ phải gánh chịu ô nhiễm. Không chỉ thiếu nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt, mà còn thiếu cả nước phục vụ tưới tiêu, điều kiện sống của người dân bị đe dọa nghiêm trọng. Nguy hại hơn, đây là nơi nuôi dưỡng mầm các loại dịch bệnh như: Viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư…
Vấn đề làm sạch các hồ, sông, ngòi trên địa bàn Hà Nội từ lâu đã được chính quyền và nhân dân quan tâm. Không ít các cuộc hội thảo, nghiên cứu xử lý ô nhiễm nguồn nước đã được tiến hành. Nhưng tất cả mới chỉ dừng lại trên lý thuyết, chưa được triển khai thực tế. 
 Thế nhưng, gần đây có một người con phương Nam, đã đề xuất nguyện vọng được bỏ tiền, công nghệ ra làm sạch một hồ ở Thủ đô. Nhà báo Mai Thục kể: “Sáng mồng hai Tết Canh Dần, khi đi qua hồ Hoàn Kiếm, tôi bắt gặp một người đàn ông nhỏ thó đang dùng xô múc nước hồ lên rồi đổ vào đó một số chất gì đó rồi dùng que khuấy lên. Cách đó không xa là một người phụ nữ ngồi mặt buồn so. Thấy lạ, tôi dừng lại và tìm hiểu thì được biết, đó là anh Dương Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Giám đốc Công ty TNHH Sơn Hà, có địa chỉ tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Anh Dũng vốn là kỹ sư địa chất, một thời công tác tại Hà Nội, vì yêu mảnh đất này, nên cùng vợ là chị Trần Thị Thúy, mang theo ý định ra làm sạch môi trường nước tại các hồ, sông trên địa bàn Thủ đô…”.
manhkhanh
Cánh nhà báo chúng tôi lặn lội theo vợ chồng anh Dương Văn Dũng đi thử nghiệm làm sạch nước lấy từ sông Tô Lịch và hồ Quang Trung (phường Thanh Nhàn, Hà Nội). Tại các địa điểm chúng tôi đến, anh Dương Văn Dũng đều trực tiếp xách xô lội xuống múc nước ở sông, ở hồ lên thí nghiệm. Những xô nước lúc đầu đen ngòm, bốc mùi hôi thối là vậy, nhưng sau khi cho vài thìa canh hai loại bột màu hồng và màu trắng vào khuấy đều, khoảng 10 phút sau đã trong hơn và không còn mùi khó chịu nữa. Để khoảng một tiếng thì trong vắt, bên dưới là phần kết tủa. Anh Dũng giải thích đó là tạp chất hữu cơ, kim loại nặng… phần kết tủa này sau một vài tháng sẽ phân huỷ hết. Xử lý theo phương pháp này lần thứ nhất, nước đạt tiêu chuẩn loại B và xử lý lần thứ hai sẽ đạt tiêu chuẩn loại A, dùng được trong sinh hoạt.
Rồi anh Dương Văn Dũng tâm sự: “Sau hai mươi năm nghiên cứu, tôi đã tìm ra một hoạt chất có tác dụng làm sạch nguồn nước vốn bị ô nhiễm bởi kim loại nặng, nước thải công nghiệp và sinh hoạt… Đó là chế phẩm sinh học có tên khoa học là: Diatomit, Zeolic, Doromit, Caolanh. Hoạt chất này là nguồn khoáng sét do núi lửa phun trào lâu năm lắng đọng, chuyển hóa trao đổi ion tại khu vực núi lửa đã ngừng hoạt động hàng triệu năm ở khu vực miền Trung nước ta, có thể xử lý sạch nước ao hồ, sông suối bị ô nhiễm và đã được Nhà nước cho phép đưa vào xử lý nguồn nước bị ô nhiễm nặng ở nhiều nơi. Đây là chất khoáng thiên nhiên rất dồi dào, đã được khai thác ứng dụng trong ngành gốm, sứ, thủy tinh, xử lý nước, cải tạo đất trồng, chất độn phân bón, phụ gia thuốc chữa bệnh… Khoáng chất tự nhiên có tính chất trao đổi ion trong khối lượng lớn nước bị ô nhiễm nặng, tiêu bùn, tăng độ xốp cho đất, không gây độc hại và góp phần làm tăng độ phì nhiêu cho đất. 100 tấn hoạt chất tự nhiên sẽ chế biến được 10 tấn bột hoá chất nêu trên. Gần đây, một số đối tác đến từ Phần Lan, Anh, Đức, Pháp, Mỹ… đã đặt vấn đề mua bản quyền, nhưng Công ty Sơn Hà không bán. Hiện tại, một công ty của Phần Lan đã mua 50% cổ đông và mỗi tháng họ nhập 100 tấn chế phẩm sinh học này với giá 1.000 USD/tấn”.
Anh Dũng cho biết thêm, gần đây Hà Nội có chủ trương xã hội hóa việc kè, nạo vét, xử lý nước tại một số hồ trên địa bàn, được mọi người dân rất ủng hộ. Công ty Sơn Hà có nguyện vọng bỏ vốn làm sạch một hồ có diện tích khoảng 1.000 m² đang bị ô nhiễm nặng, do Hà Nội chỉ định và mời các nhà khoa học, các cấp lãnh đạo và nhân dân kiểm chứng bằng phương pháp khoa học. Chỉ mong sau khi thử nghiệm, chính quyền thành phố cho phép công ty được tham gia cùng các đơn vị bạn xử lý nước ô nhiễm tại các hồ, sông, ngòi trên địa bàn Thủ đô. Chắc chắn giá thành sẽ rẻ bằng một nửa so với thuê công ty nước ngoài làm và chất lượng xử lý không thua kém, không gây độc cho nguồn nước, đất…”. Anh Dũng còn cho biết thêm: “Trước đây Thành phố Hà Nội đã có ý định giao cho công ty Sơn Hà xử lý nguồn nước trên sông Tô Lịch trong thời gian 20 năm. Thế nhưng sau đó không hiểu vì lý do gì mà ý tưởng này không trở thành hiện thực”.
Hệ thống hồ, sông, ngòi trên địa bàn cứ ô nhiễm và ngày càng trầm trọng hơn, nhưng không hiểu tại sao một ý tưởng hay của anh Dũng không được chấp nhận. Vẫn biết từ ý tưởng đến thực tế là cả một quá trình, nhưng trong khoa học, nếu không triển khai thử nghiệm thì các ý tưởng mãi chỉ nằm trên giấy. Từ những gì mắt thấy, tai nghe, chúng tôi đề nghị các cơ quan  chức năng của Hà Nội sớm cho phép Công ty Sơn Hà thực hiện ý tưởng làm trong sạch một hồ Hà Nội, sau đó các nhà khoa học đánh giá, nếu đạt yêu cầu thì nên triển khai rộng rãi cho những sông, hồ đang ô nhiễm nặng ở Hà Nội và trong cả nước.

Xả nước thải gây ô nhiễm môi trường bị phạt đến 500 triệu đồng


Một điều mà rất nhiều người quan tâm, đó là các quy định về xả nước thải. Theo Nghị định này, ngoài cảnh cáo thì mức phạt nhẹ nhất là 100 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 10m3/ngày đêm.
manhkhanh
 Mức phạt cao nhất là từ 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng cho các hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xã môi trường vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép.
 Trong khi đó, mức phạt hành chính thấp nhất đối với vi phạm về thải khí, bụi là 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng cho hành vi thải mùi hôi thối, mùi khó chịu vào môi trường.
 Hành vi thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,5 lần sẽ bịphạt từ 1 triệu đồng đến 120 triệu đồng. Mức phạt tăng dần lên tới 500 triệu đồng trong trường hợp vi phạm thải khí, bụi có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép. 
manhkhanh 
Đối với các vi phạm về tiếng ồn, mức phạt thấp nhất là 2 triệu đồng và cao nhất là 100 triệu đồng. Mức phạt cao nhất áp dụng cho các hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau. 
Vi phạm các quy định về độ rung, đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Mức phạt cao nhất dành cho các hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về độ rung trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau đối với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất.

manhkhanh 
Các hành vi gây ô nhiễm đất, nước hoặc không khí bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng.
Theo Nghị định này, ngoài việc nộp phạt hành chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung, từ tước quyền sử dụng đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, Giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường… và các biện pháp khắc phục hậu quả. 
Đã đủ sức răn đe? 
Theo một cán bộ ngành tài nguyên và môi trường Hà Nội, mức phạt này cao hơn gấp nhiều lần qui định cũ và được kỳ vọng là sẽ có tác dụng răn đe tốt hơn đối với các hành vi vi phạm luật môi trường. 
Đơn cử như mức phạt cho hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên, trong trường hợp xả thải đến dưới 5.000m3/ngày đêm có thể bị phạt đến 200 triệu đồng. Trước đây, mức vi phạm này cao nhất cũng chỉ bị phạt từ 31-33 triệu đồng (mức vi phạm và mức phạt từng xảy ra với nhà máy bia Hà Nội năm 2009).

Loay hoay công nghệ xử lý nước thải


Bài toán chưa lời giải
 Hà Nội cũng là nơi tập trung nhiều bệnh viện, cơ sở y tế nhưng mới chỉ có khoảng 30% bệnh viện lớn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn lại là chỉ xử lý bằng hệ thống bể phốt kết hợp với khử trùng Clo… mức độ gây ô nhiễm môi trường lớn hơn rất nhiều so với nước thải sinh hoạt.
Trong khi đó, do chưa thực hiện được việc kiểm soát chất lượng nước thải nên chỉ khoảng 5-7% khối lượng nước thải được xử lý, phần còn lại gần như không được xử lý, xả thẳng vào hệ thống thoát nước thành phố. Nước thải chưa qua xử lý có hàm lượng chất bẩn, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng cao gây ô nhiễm nặng nề cho các mương sông hồ của Hà Nội. Hàm lượng amoniac ở các hồ lớn như hồ Tây, Hoàn Kiếm, Bảy Mẫu, Trúc Bạch… đã cao gấp 2 lần tiêu chuẩn cho phép.
manhkhanh
Các hồ Thanh Nhàn, Ngọc Khánh, Văn Chương, Thiền Quang... hàm lượng amoniac cao gấp nhiều lần so với các hồ lớn. Tất cả lượng nước thải này đổ vào 4 con sông thoát nước chính của Hà Nội là Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét. Hàm lượng amoniac trong nước ở các sông này cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép.
Thờ ơ với công nghệ trong nước?
Thực tế cho thấy tỷ lệ các cơ sở có đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo quy định rất ít, số hoạt động hiệu quả lại càng ít hơn, phần còn lại hoạt động cầm chừng, do chi phí vận hành cao, thiết bị không đồng bộ. Lý do mà các cơ sở này đưa ra là do thiếu mặt bằng, thiếu kinh phí hay chưa biết lựa chọn công nghệ, quy trình như thế nào cho phù hợp...
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì Việt Nam hiện nay khá đa dạng các đơn vị tham gia vào lĩnh vực xử lý nước thải, một số đơn vị đã làm khá tốt, cơ bản có thể đáp ứng được nhu cầu trong nước. Chẳng hạn từ năm 2007, Công ty cổ phần Công nghệ PETECH ở TP.HCM đã trình Sở Y tế TP.HCM công nghệ xử lý nước thải ký hiệu BIOFAST-ATC được nghiên cứu, cải tiến nhằm phù hợp với thực tế xử lý nước thải tại các bệnh viện ở Việt Nam. Qua nhiều năm khảo sát và so sánh với đặc tính hệ nhiều thống xử lý nước thải bệnh viện nhập khẩu hiện đại, BIOFAST-ATC có nhiều ưu điểm như không phải xây dựng, diện tích chiếm dụng tối thiểu chỉ 0,3m3 công suất và thời gian thi công ngắn, hiệu quả cao và chi phí thấp hơn.
Chi phí vận hành của BIOFAST-ATC dưới 1.000 đồng/m3, không cần nhân công, trong khi công nghệ nước ngoài đắt gấp nhiều lần lại cần có cán bộ chuyên môn vận hành. Chi nhánh ven biển (thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga) cũng đã nghiên cứu thành công hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ứng dụng công nghệ sinh học. Quá trình sử dụng cho thấy công nghệ này đáp ứng các yêu cầu của các bệnh viện trong nước, cho chất lượng nước ổn định, hệ thống vận hành an toàn, tin cậy.
manhkhanh
Trên thực tế, những công nghệ xử lý nước thải được nghiên cứu trong nước phù hợp và đáp ứng các yêu cầu tại Việt Nam như vậy không phải ít. Theo TS Vũ Đức Thảo, Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển công nghệ môi trường (Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, ĐH Bách khoa) thì công nghệ xử lý nước thải trong nước hiện nay không còn nhiều khoảng cách so với công nghệ nhập ngoại. Về máy móc thiết bị cũng đã tự chủ được rất nhiều, chỉ có một số thiết bị phức tạp mới phải nhập khẩu.
Trong khi đó, giá thành công nghệ nhập ngoại cao hơn nhiều so với công nghệ trong nước. Chẳng hạn để đầu tư cho 1m3 công suất nước thải bệnh viện với công nghệ nhập ngoại có giá thành từ 1.000-1.500 USD, nhưng công nghệ tương tự được cung cấp bởi các đơn vị trong nước chỉ có giá 300-400 USD/m3.
Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam do thiếu kinh phí hoặc thiếu thông tin về nhà thầu đủ năng lực nên đầu tư hệ thống xử lý nước thải để đối phó là chính hoặc đã đầu tư bài bản nhưng hầu như không vận hành. Người có nhu cầu không có thông tin để tiếp cận được nhà thầu đủ năng lực nên hiệu quả không tốt, đó là lý do họ hướng đến các nhà thầu nước ngoài. Trong khi đó hầu hết các nhà thầu nước ngoài đến Việt Nam lại đều... thuê lại người Việt Nam làm trong phần lớn công việc. Để giải bài toán lãng phí quá nhiều tiền bạc và nguồn lực như vậy, việc có thêm thông tin và khuyến khích sử dụng công nghệ xử lý nước thải trong nước là rất cần thiết.

Dịch vụ Vệ sinh Công nghiệp và Gia đình

Nhằm cung cấp giải pháp tối ưu cho khách hàng trong lĩnh vực làm sạch, đồng thời đáp ứng được nhu cầu riêng biệt và đa dạng của mỗi khách hàng, Phương Đông không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như phát triển sản phẩm mới, sử dụng các trang thiết bị và hóa chất hiện đại, tiên tiến. Phương Đông luôn cập nhật công nghệ mới nhằm mang lại chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế.Phương Đông cam kết không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Vì vậy chúng tôi cập nhật liên tục các qui trình công nghệ làm sạch tiên tiến từ các nước.

Vệ sinh công nghiệp
- Máy móc thiết bị nhập khẩu của: Nilfisk, Hako, Hiclean...
- Hóa chất mới nhất của Ogosin, Dyma, Caral…
Dịch vụ vệ sinh văn phòng, cao ốc
1.Vệ sinh thảm định kỳ - xử lý các vết bẩn trên bề mặt thảm -
Giặt thảm định kỳ hàng tuần - tháng.
Thảm trải sàn trong văn phòng, khách sạn sử dụng lâu ngày dẫn đến tình trạng có một lớp màng bụi, các chất bẩn bám trên bề mặt thảm. Nếu không được vệ sinh kịp thời, hoặc để lâu ngày sẽ mùi hôi rất khó chịu. Có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của con người sống trong môi trường đó. Công ty Phương Đông xin giới thiệu một số dịch vụ vệ sinh thảm mà công ty chúng tôi cung cấp:
- Xử lý các vết bẩn lau ngày trên bề mặt thảm
- Dùng máy chà thảm kết hợp với hóa chất xử lý vết bẩn trên bề mặt thảm
- Tẩy các vết cà phê, kẹo cao su, nước chè.....
2.Vệ sinh,bảo trì định kỳ văn phòng - cao ốc.
Dù là công trình xây dựng phục vụ cho loại hình nào, chúng tôi cũng có thể cung cấp dịch vụ cho phù hợp.
Trần: quét bụi và mạng nhện, lau chùi các máng đèn & các vật dụng trên trần.
Tường: làm sạch tường, chân tường
Cửa gỗ, cửa kính & cửa sổ kính bên trong và bên ngoài: Lau kính và lau bụi khung kính.
Sàn gạch: quét & thu gom rác, làm sạch bằng máy chà sàn.
Cầu thang bộ:làm sạch & chà bậc thang, lau tay vịn cầu thang và hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Thang máy:
Bên trong thang máy: lau thành thang máy, lau tay vịn, nút bấm điều khiển thang máy, lau cửa thang máy, trần và sàn thang máy.
Bên ngoài thang máy: lau cửa thang máy,lau nút bấm sử dụng thang máy.
Toilet: lau gương, lau bàn đá, làm sạch bồn rửa mặt, bồn cầu, bồn tiểu, tường, quạt hút, quạt thông gió, chà rửa sàn bằng máy chà sàn, khử mùi toilet, lau cửa toilet.
Các vật dụng văn phòng:lau bàn, ghế tủ kệ, các thiết bị & vật dụng (nếu có)

3. Vệ sinh lau kính cao ốc cao tầng

Sử dụng thiết bị đặc biệt như: thiết bị vận thang treo (gondola), thiết bị đu dây (rope gear system),

thang điện (hydraulic lift).Các thiết bị chuyên dụng cho ngành vệ sinh công nghiệp ngoài trời.

- Lau kính nhôm, đá mặt ngoài toàn nhà cao tầng
- Lau cửa sổ, kính mặt ngoài toà nhà cao tầng
- Rửa tường nhà cao tầng

4. Chà sàn,vệ sinh, đánh bóng sàn các loại

Các loại sàn đá tự nhiên: đá hoa cương (granite), đá cẩm thạch (marble)
+ Làm sạch sàn bằng máy chà sàn và hoá chất chuyên dụng
+ Đánh bóng sàn
- Sàn gạch tàu, sàn gạch men, sàn đá mài, sàn hardener, sàn bêtông, sàn gỗ
+ Làm sạch sàn bằng máy chà sàn và hoá chất chuyên dụng
+ Chống thấm sàn
+ Phủ keo và đánh bóng sàn
5. Dịch vụ bảo dưỡng.

Bảo dưỡng sàn mềm

- Thảm sàn
+ Giặt thảm
+ Phun hoá chất bảo trì thảm
- Sàn vinyl - Sàn tĩnh điện
+ Làm sạch sàn bằng máy chà sàn
+ Phủ keo và đánh bóng sàn

Dịch vụ vệ sinh chuyên dụng và công nghiệp

1. Vệ sinh tổng quát nhà xưởng mới xây dựng và nhà xưởng đã hoạt động lâu năm

Cung cấp dịch vụ trọn gói cho nhà máy bao gồm nhân công lành nghề, máy móc thiết bị và hóa chất làm sạch chuyên dụng hiện đại. Một số khu vực làm vệ sinh:

Khu vực ngoại cảnh: khu vực vành đai xung quanh nhà máy, lối xe chạy, bãi đậu xe, phòng bảo vệ.
Khu vực khối văn phòng: lối vào, khu vực tiếp tân, sảnh chính, hành lang, pantry, nhà vệ sinh, phòng họp, khu vực văn phòng làm việc
Khu vực sản xuất: lối đi giữa các cụm, dây chuyền sản xuất, nhà vệ sinh nhân viên, hệ thống máng đèn,…

Khu vực nhà kho, Khu vực xuất hàng
Khu vực kiểm hóa, Phòng thí nghiệm
Các khu vực đặc biệt khác: phòng mẫu, cắt, đóng gói vô trùng Khu vực căn tin

2.Quét màng nhện, bụi bám trên trần nhà xưởng

Khu vực trần và tường nhà xưởng hoạt động lâu năm sẽ có tình trạng màng nhện giăng bám, hoặc khói bụi thải ra từ máy móc bám trên trần và tường nhà xưởng. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan của nhà xưởng và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của công ty (đặc biệt là các công ty thực phẩm).
- Sử dụng các thiết bị chuyên dụng vệ sinh trần và tường nhà xưởng
- Vệ sinh định kỳ trần và tường ngăn

3.Xử lý, phục hồi,đánh bóng lại sàn nhà xưởng đã sử dụng lâu năm, hay các vết bẩn lâu ngày

A. Làm sạch :

- Dùng hoá chất chuyên dùng pH = 3 - 7 thả đều trên bề mặt sàn đá từ 10 đến 15 phút . Có tính năng cắt chất dơ hiện đang bám két trên bề mặt sàn

- Dùng máy chà dơ 175 vòng/phút + mâm bàn chải + Pad chà đều trên bề mặt sàn làm bong các chất dơ hiện đang bám két trên bề mặt sàn.

- Dùng máy hút nước công nghiệp hút toàn bộ chất bẩn cùng hoá chất trên toàn bộ bề mặt sàn .

- Dùng dụng cụ chuyên dùng + hoá chất pH = 3 trà tuốt lại phần chân tường góc cạnh hiện máy không làm tới

- Dùng thiết bị và dụng cụ chuyên dùng làm khô bề mặt sàn .

B. Đánh bóng: (được thực hiện khi bề mặt sàn phải khô sạch)

- Tuỳ theo loại vật liệu mà sử dụng 01 trong các hoá chất bảo vệ chuyên dùng có tính năng bảo vệ bề mặt sàn, chống thẩm thấu nước chất dơ, chống trơn trượt đồng thời tạo độ bóng, tăng mầu mỡ trên bề mặt vật liệu

- Để một lớp lót - 2 lớp phủ ( từ nước 1 đến nước 2, 3 cách nhau 30 phút )

- Sau 06 giờ dùng máy 1500 vòng/phút, lắp Pad trắng hoặc đỏ chuyên dùng sản xuất tại Mỹ đánh đều trên mặt sàn làm tăng sự liên kết giữa nguyên liệu và vật liệu .

- Dùng Dust-mop chuyên dùng đẩy toàn bộ bề mặt sàn, lấy đi phần bụi hiện đang quẩn lại trên bề mặt sàn.

Khách hàng vui lòng bấm số điện thoại 04 22003632 để được tư vấn và khảo sát dịch vụ miễn phí.