Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Response to climate change and sea level rise



Đây là một hình ảnh động tuyệt vời của các hồ cá Monteray Bay. Trong tương lai gần chúng ta sẽ phải đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do sử dụng quá nhiều năng lượng hóa thạch có lượng khí thải CO2 ra môi trường và tác động của hiệu ứng nhà kính .. Đã làm cho trái đất nóng lên.

Clip bảo vệ môi trường ấn tượng



Clip bảo vệ môi trường ấn tượng của nữ sinh báo chí

Kinh hoàng khói đen bao phủ bầu trời


UBND TP.Hà Nội yêu cầu xử lí trạm trộn bê tông gây ô nhiễm
UBND TP giao Sở Tài nguyên môi trường chủ trì, phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tiến hành kiểm tra, làm rõ những nội dung, có biện pháp xử lí theo thẩm quyền; báo cáo UBND TP

Người đi đường cũng như người dân khu vực xã Ngọc Liên (huyện Quốc Oai, Hà Nội) khá bức xúc trước việc trạm trộn bê tông của Công ty xây dựng 123 thuộc Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 xả khói đen, mù mịt gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Tuy nằm ngay sát đại lộ Thăng Long và gần khu dân cư nhưng trạm trộn bê tông này hàng ngày vẫn xả khói đen ra môi trường khiến bầu không khí nơi đây trở nên u ám và ngột ngạt. Còn người tham gia giao thông mỗi khi qua đây đều phải nín thở.
Theo quan sát của phóng viên, cảnh tượng ở khu vực này trông rất “kinh hoàng” bởi ống khói cao ngút, bốc mùi rất khó chịu. Không chỉ vậy, mặt đường luôn trong tìn trạng mịt mù bụi đất, đá. Cách ống khói này khoảng 3km, người ta vẫn dễ dàng trông thấy luồng khói đen “cuộn sóng” bay thẳng đứng lên nền trời.
Anh Nguyễn Nam Phong, người dân xã Ngọc Liệp (huyện Quốc Oai, Hà Nội) bức xúc: “Không biết tới bao giờ dân chúng tôi mới thoát khỏi cảnh khói bụi đầu độc như hiện nay, môi trường ô nhiễm khiến các cháu nhỏ và nguời già ốm đau thường xuyên, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản…”
Còn anh Nguyễn Tuấn Hải, người thường xuyên lưu thông trên đường này cho biết: “Mỗi khi đi qua, khói bay là là vào mặt, bịt khẩu trang cũng chẳng ăn thua.”
Không hiểu lý do gì việc trạm trộn bê tông này nhả khói đen gây ô nhiễm ngày một nặng nề như vậy mà các cơ quan chức năng của khu vực vẫn chưa có hướng giải quyết hợp lý để đảm bảo môi trường không khỉ trong lành cho người dân.
Khói cuồn cuộn bốc lên từ trạm trộn bê tông.
Khói cuồn cuộn bốc lên từ trạm trộn bê tông.
Những chùm khói bay lượn trên bầu trời.
Những chùm khói bay lượn trên bầu trời.
Đèn cào áp trên đại lộ bị khói bao phủ.
Đèn cào áp trên đại lộ bị khói bao phủ.
Khói như thiêu đốt bầu trời.
Khói như thiêu đốt bầu trời.
Cột khói như “rồng” phun mưa ở trạm trộn bê tông.
Cột khói như “rồng” phun mưa ở trạm trộn bê tông.
Cách xa khoảng 3km vẫn thấy ngọn khói.
Cách xa khoảng 3km vẫn thấy ngọn khói.

Cá chết trắng hồ Tây, bốc mùi "tra tấn" người dân


Hàng nghìn con cá chết nổi trắng trên mặt nước hồ Tây, kéo theo đó là mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến người dân khu vực cũng như người đi đường rất khó chịu…
Cá chết nổi đầy sát mép bờ hồ Tây.
Cá chết nổi đầy sát mép bờ hồ Tây.
Ghi nhận của PV, vào sáng nay (4.10), mặt hồ Tây, cá chết trắng, bám dày đặc xung quanh bờ kè hồ. Nước ven hồ sùi bọt, đủ các loại rác rưởi nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Từ phía phía xa bờ, cá chết, cá ngớp ngoải cũng dễ quan sát thấy. Tại khu vực về phía đường Lạc Long Quân, theo hướng gió, cá chết được đẩy dồn về bờ. Mùi tanh, thối bốc lên nồng nặc, người tham gia giao thông đều phải bịt mũi.
Theo bác Nguyễn Văn Nam (người dân sinh sốn tại khu vực) cho biết: Tình trạng cá chết đã xảy ra 2 – 3 ngày nay, đợt cá chết này có thể do thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho các loài cá như: cá mè, rô phi, trôi không thích ứng được.
“Cá chết nhiều quá, gió lại thổi mạnh, xác cá phân huỷ bốc lên theo gió mùi thối khủng khiếp. Bình thường tôi vẫn ra thể dục tại đường ven hồ nhưng mấy hôm nay phải nghỉ vì không thể ngửi nổi…”. – bác Vững bức xúc.
Theo chị Hoàng Thị Khuyên, (ở đường Thuỵ Khuê) cho rằng, nguyên nhân cá chết là do môi trường nước quá ô nhiễm. “Nước hồ bẩn thế không biết bao nhiêu rác, cống xả xuống thì cá nào sống nổi. Mùi tanh nồng bốc lên khó chịu lắm. Không biết đến khi nào thì nước hồ được cải thiện...”. -  Chị Khuyên nói.
Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi lại cảnh cá chết trên hồ Tây:
Con
Con chết nổi, con ngớp ngoải trong nước hồ
Cá chết nổi lềnh bềnh phía xa bờ.
Cá chết nổi lềnh bềnh phía xa bờ.
Theo sóng trôi vào ven bờ.

Theo sóng trôi vào ven bờ.
Một góc hồ phía đường Lạc Long Quân dày cá chết và rác rưởi...
Một góc hồ phía đường Lạc Long Quân dày cá chết và rác rưởi...
Mùi cá chết hôi thối
Mùi cá chết hôi thối "tra tấn" người đi đường.

Biến sông ô nhiễm thành điểm du lịch sinh thái


Sông Yamuna của Ấn Độ, một trong những con sông bị ô nhiễm nặng nhất thế giới, đang từ một cống thoát nước trở thành điểm du lịch sinh thái nhiều triệu bảng Anh. Hai bên bờ sông hôi thối sẽ biến thành sân chơi vào năm 2015. 
Bùn đen của con sông thiêng Yamuna uốn khúc quanh ngôi đền trắng tuyệt đối Taj Mahal ở Agra. Các quan chức Ấn Độ hi vọng  làm sạch được nước sông thượng nguồn ở New Delhi -




Yamuna là một trong những con sông thiêng nhất của Ấn Độ giáo. Sông bắt nguồn từ dòng nước tan chảy tinh khiết của sông băng Yamunotri ở vùng núi Himalaya, uốn khúc qua Delhi và đền Taj Mahal ở thành phố Agra. Nhưng khi đến Delhi, dòng nước trong xanh đã biến thành bùn đen đặc quánh, hôi thối.
Hiện 21 triệu người sống ở New Delhi, vùng ngoại ô và vùng vệ tinh của thành phố đổ ra sông Yamuna hơn 3 tỉ lít nước thải mỗi ngày. Trong khi đó, đường ống nước thải bị vỡ, các nhà máy xử lý nước ngừng hoạt động vì thiếu điện. Chính phủ Ấn Độ đã chi hơn 300 triệu bảng Anh cho chương trình làm sạch các con sông trong hơn 20 năm qua, nhưng các bộ trưởng Ấn Độ từ lâu đã thừa nhận sông hiện còn bẩn hơn khi bắt đầu được làm sạch.    
Với kế hoạch đầy tham vọng, các quan chức thủ đô New Delhi đã công bố kế hoạch về một loạt điểm đến mới hấp dẫn du khách dọc hai bên bờ sông Yamuna, cùng kế hoạch chi tiết làm sạch nước và ngăn chặn tất cả hệ thống thoát nước chảy vào sông trong vòng bốn năm.           
Một mạng lưới các điểm dạo chơi ven sông sẽ được tạo ra để khuyến khích người đi bộ và cắm trại. Vườn thiền nhằm thu hút người yêu thích yoga với những túp lều để tập, các khu vực chăm sóc sức khỏe tinh thần và các khu vườn dược liệu. Một lối đi bộ treo sinh thái bằng tre sẽ được xây dựng, cho khách tầm nhìn từ trên không của cả một vùng đồng cỏ. Có cả những kế hoạch về công viên điêu khắc và lều quan sát động vật hoang dã trong một loạt các vùng đa dạng sinh học.
Các nhóm môi trường đã bày tỏ hoài nghi đối với kế hoạch này và nói không với các du khách sẽ đến bờ sông trừ khi nó được làm sạch triệt để, và hệ thống thoát nước được chuyển hướng đến các trung tâm xử lý đang hoạt động.
Tuy nhiên, Sanjam Chima, phát ngôn viên Chương trình hành động Yamuna, cho biết công việc đã bắt đầu.
"Chúng tôi bắt đầu xử lý các cống thoát nước chịu trách nhiệm về khoảng 70% ô nhiễm ở sông Yamuna và hi vọng mức độ ô nhiễm nước thải sẽ giảm đáng kể trong 2-3 năm tới - ông Sanjam Chima nói - Sự ô nhiễm nước thải sẽ giảm mạnh một khi các cống chảy vào sông Yamuna ở Delhi được chặn lại và xử lý trước khi nước đổ vào sông. Trong vài năm tới, chúng tôi sẽ có thể kiểm soát dòng chảy của tất cả các cống chảy vào Yamuna trên toàn bộ đoạn sông dài 22 km đi qua Delhi". 
Giáo sư Suresh Kumar Rohilla thuộc Trung tâm Khoa học và môi trường của Delhi cho biết ông hoan nghênh kế hoạch, nhưng cảnh báo nó phải dựa trên các chính sách về nước sạch và khai thác thương mại tối thiểu.
“Toàn bộ dự án phải thân thiện với môi trường. Không nên xây các cấu trúc bêtông hoặc lát sàn lưu vực sông Yamuna. Cũng không được có trung tâm mua sắm”, ông nói. 

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Giải cứu Hồ Hà nội



Ô nhiễm và bị lấn chiếm
Đây chính là hai "nỗi buồn" lớn nhất của không ít hồ trên địa bàn Hà Nội. Theo TS Hoàng Văn Thắng (Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường - ĐH Quốc gia Hà Nội), số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy, riêng hồ Tây trung bình mỗi ngày đêm phải tiếp nhận 4.000m3 nước thải công nghiệp và sinh hoạt của hàng chục nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện gần kề thải ra. Đó là chưa kể đến hàng chục tấn rác thải của nhiều nhà hàng, khách sạn, quán ăn và hộ gia đình ven hồ trực tiếp xả xuống. Theo báo cáo của Sở KHCN, hàm lượng amoniac ở hồ Tây đã lên đến 1,5mg/lít nước, gấp ba lần tiêu chuẩn cho phép. Con số này ở hồ Gươm là 1mg/lít nước, gấp hai lần tiêu chuẩn cho phép. Ở các hồ Thanh Nhàn, Ngọc Khánh... hàm lượng amoniac còn cao hơn nhiều lần. Điều này chứng tỏ độ ô nhiễm môi trường nước đã đến mức báo động đỏ.
Diện tích hồ Linh Quang ngày càng thu nhỏ do bị lấn chiếm. 
Trong thời buổi giá nhà đất leo thang, tình trạng lấn chiếm diện tích hồ ngày càng trở nên tinh vi và quyết liệt. Từ năm 1990 lại đây, Hà Nội có tới 21 hồ bị "xóa sổ" và hơn 150ha diện tích mặt nước bị "bốc hơi". Dĩ nhiên không phải toàn bộ 100% số diện tích này là do lấn chiếm nhưng rõ ràng là có một phần đáng kể bởi mưu đồ lấn chiếm một cách vô tổ chức. Riêng hồ Tây từ năm 1987 đến nay đã "hao" 50ha; hồ Trúc Bạch mất gần 1/4 diện tích...

Một trong những "điểm nóng" về ô nhiễm và lấn chiếm hồ ở Hà Nội chính là địa bàn quận Đống Đa. Nghiên cứu của GS-TS Nguyễn Cao Huần, TS Trần Anh Tuấn (Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội) cho thấy, từ 16 hồ (năm 1983), đến nay quận Đống Đa chỉ còn 12 hồ. Bốn hồ "biến mất" là Cây Dừa, Ba Gian, ĐH Thủy lợi và Ô Chợ Dừa. Diện tích những hồ khác cũng có xu hướng giảm rõ rệt. Hầu hết các hồ bị ô nhiễm khá nặng với hàm lượng BOD5 gấp 3-10 lần tiêu chuẩn cho phép.
Ngoài ra, tình trạng quản lý hồ kiểu "cha chung không ai khóc" cũng đang diễn ra.
GS-TS Nguyễn Cao Huần cho biết thêm, nhiều trường hợp, một hồ cùng lúc có nhiều cơ quan quản lý và sử dụng. Riêng các hồ ở quận Đống Đa, việc sử dụng, khai thác được giao cho nhiều cơ quan và mỗi đơn vị quản lý một phần. Do đó, việc nạo vét và quản lý môi trường các hồ gặp nhiều khó khăn. Những gì đã, đang diễn ra ở hồ Văn Chương, Linh Quang, Định Công... là điển hình.



"Cứu" hồ chưa hợp lý?

Vài năm trở lại đây, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực nhằm "cứu" hệ thống hồ trên địa bàn khỏi bị lấn chiếm và khắc phục tình trạng ô nhiễm. Gần đây, đề án "Cải tạo môi trường các hồ nội thành Hà Nội" đã liệt kê 44 hồ và 1 hồ ở thị xã Sơn Tây vào diện cần cải tạo với mục tiêu là đến năm 2015 sẽ có 23 hồ được cải tạo, hướng đến giải quyết tình trạng úng ngập cục bộ, cải thiện vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, việc cải tạo hồ theo phương pháp chung là nạo vét bùn, sau đó "cứng hóa" bờ bằng bê tông liệu đã là giải pháp khả thi nhất chưa đến nay vẫn còn nhiều ý kiến.
GS Phạm Ngọc Đăng (ĐH Xây dựng Hà Nội) cho rằng, việc sử dụng taluy quá thoải để kè hồ sẽ làm giảm thể tích lòng hồ. Các hồ sau khi kè giống như hình tam giác ngược, làm hồ giảm sức chứa và khả năng thẩm thấu. Khi trời mưa, do không thẩm thấu được nên các hồ trở thành ao tù chứa nước, làm tích úng cục bộ. Quan điểm này cũng được sự đồng tình của GS-TSKH Trần Hiếu Nhuệ (Viện Kỹ thuật nước và Công nghệ môi trường). Đưa ra bằng chứng cho nhận định của mình, GS Nhuệ ví dụ về hàng loạt các cầu nhỏ khu vực Hòa Mục, Trung Hòa... chỉ cần mưa to một chút là nước nghẽn lại.

Theo PGS-TS Trịnh Thị Thanh (Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội), Hà Nội nên nghiên cứu biện pháp kè hồ theo hướng thân thiện với môi trường để áp dụng ở những hồ còn lại. Cụ thể: xen kẽ các ô bê tông là các ô khung bê tông trống để hở đất cho cỏ và hoa. Việc này giúp cho hồ thực hiện được chu trình tự nhiên giữa môi trường đất. Ngoài ra, không nên sử dụng hồ vào mục đích chính là nuôi cá vì phần thức ăn thừa của cá là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm.
Để quản lý tốt hơn các hồ ở Hà Nội, cần phải kết hợp thực hiện nhiều giải pháp, trong đó điều quan trọng nhất là tạo sự gắn kết giữa cơ quan quản lý, nhà khoa học và sự tham gia của cộng đồng. Điều này bảo đảm được sự ổn định trong việc quản lý hồ cùng với việc bảo tồn các giá trị, chức năng và tính chất cụ thể của chúng, đặc biệt là các mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh thái, điều tiết nước, cải tạo khí hậu, không gian vui chơi... Rõ ràng, việc thành lập một cơ quan quản lý thống nhất các hồ trên địa bàn, trước mắt là khu vực nội thành, là điều nên được tính đến.


Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Hạn chế suy thoái môi trường ở Hà Nội


Ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với Hà Nội, nhất là ô nhiễm không khí và nguồn nước. Nhằm hạn chế tình trạng này, UBND TP và các sở, ngành, quận, huyện đang triển khai hàng loạt giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, như cải tạo hệ thống sông hồ; tăng cường kiểm tra, xử lý các đơn vị vi phạm; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường (BVMT) trong cộng đồng. Đặc biệt, các cơ quan chức năng sẽ công bố công khai những tổ chức, doanh nghiệp (DN) gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cũng như hình thức xử lý…

Trạm xử lý nước thải Nam Sơn

Chất lượng môi trường suy thoái
Theo nhận định của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), môi trường không khí ở Hà Nội chịu tác động chủ yếu của các hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề thủ công với công nghệ lạc hậu; chất lượng các phương tiện giao thông cơ giới chưa cao và chưa được kiểm soát chặt chẽ về khí thải. Bên cạnh đó, tiến độ thi công các công trình giao thông và khu đô thị mới trên địa bàn quá chậm cũng là nguyên nhân phát sinh bụi, gây ô nhiễm môi trường. Ông Phạm Văn Khánh, Phó Giám đốc Sở TN-MT cho rằng, chất lượng môi trường không khí của TP đã có biểu hiện suy thoái, nhất là ở các khu vực nội thành. Nồng độ các chất khí gây ô nhiễm tăng dần và nhiều khu vực đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Về môi trường nước, chất lượng nước 4 sông thoát nước chính của TP và các kênh mương tiêu thoát, cống ngầm đang bị ô nhiễm nặng. Hiện, toàn TP mới có 4 trạm xử lý nước thải tập trung, xử lý được 3-5% tổng lượng nước thải đô thị. Còn lại hầu hết nước thải chảy vào hệ thống mương sông đều chưa qua xử lý. Phần lớn trên địa bàn đang phải gánh chịu hiện tượng đổ đất lấn chiếm và vứt rác xuống hồ gây ô nhiễm và làm thu hẹp diện tích mặt hồ.
Tại hội nghị về BVMT vừa được Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức ngày 29-11, đại diện Ban Tuyên giáo Quận ủy Hà Đông cho biết, có hai con sông Nhuệ và Đáy chảy qua địa bàn quận Hà Đông đều ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là hầu hết các làng nghề và một số nhà máy không có hệ thống xử lý nước thải và xả thải trực tiếp ra sông. Đại diện Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thường Tín cho biết, trên địa bàn huyện có 6 làng nghề thường xuyên gây ô nhiễm môi trường, gồm làng xương sừng Thụy Ứng, điêu khắc Hiền Giang, tiện Nhị Khê, sơn mài Duyên Thái, mây tre đan Ninh Sở và đồ gỗ Vạn Điểm. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm, huyện đã quy hoạch và xây dựng 4 điểm công nghiệp làng nghề tập trung để phục vụ di dời sản xuất ra khỏi khu dân cư với diện tích 36ha, đáp ứng cho 365 hộ. Tuy nhiên, do công tác quản lý còn yếu nên tình trạng xả nước thải, rác thải bừa bãi vẫn tiếp diễn...
Cần nâng cao nhận thức về BVMT
Để hạn chế suy thoái môi trường, theo Phó Giám đốc Sở TN-MT Phạm Văn Khánh, cần sớm triển khai các giải pháp đồng bộ và cụ thể. Thời gian tới, TP sẽ đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về BVMT trong cộng đồng và công bố công khai những tổ chức, DN gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cũng như hình thức xử lý. Sở kiến nghị TP không phê duyệt những dự án đầu tư tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ đầu tư ngay từ quá trình xây dựng, thi công cho đến vận hành của dự án.
Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án xử lý nước, rác thải, TP cần sớm xây dựng cơ chế khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia BVMT; tăng cường sự giám sát của cộng đồng, các đoàn thể đối với việc BVMT của các DN, tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng và thực hiện các cam kết về BVMT, thường xuyên phát động chiến dịch làm sạch môi trường. Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy Ba Đình nhấn mạnh, cần tăng cường quản lý nhà nước về BVMT thông qua các hoạt động thanh, kiểm tra nguồn nước thải của các cơ sở kinh doanh dịch vụ và xử phạt nặng vi phạm. Cùng với thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác BVMT, TP cũng nên tăng cường cán bộ có trình độ chuyên ngành về môi trường cho cấp quận và phường.

Rác vây bủa nhiều trường học ở Hà Nội


“Cứ đến trường là chúng em phải ngửi mùi hôi, mỗi khi có gió, mùi hôi lại càng khủng khiếp hơn. Nhiều hôm hôi quá, cô giáo phải đóng cửa lại để giảm mùi, thế nhưng đóng cửa lại thì bí và khó thở…". Đó là phản ánh của học sinh, cô giáo nhiều trường học ở Hà Nội đang phải chịu đựng những mùi hôi bốc lên từ những bãi tập kết rác gần khu vực trường học.
Trường học vô tình gần bãi rác

Nếu như trước đây, khi quy hoạch xây dựng các trường học trên địa bàn thủ đô Hà Nội, những người làm quy hoạch đã xác định rõ các tiêu chí như xa đường quốc lộ, đường có mật độ người qua lại đông, không gần bãi rác, không gần chợ. Khu có trường họcbao giờ cũng có vỉa hè rộng, thoáng… Thực tế, trường học ở Thủ đô khi xây xong vẫn đảm bảo đủ, đúng những tiêu chí đặt ra. Tuy nhiên, qua quá trình phát triển xã hội, sự gia tăng dân số đã vô tình biến nhiều vỉa hè gần trường học trở thành bãi tập kết rác thải từ những khu dân cư xung quanh trước khi chuyển đi xử lý.

Hiện nay, nhiều trường học trên địa bàn Thủ đô hết sức bất bình với việc mùi hôi phátra từ bãi tập kết cạnh trường. Nhiều hôm nắng to, gió lớn học sinh và cô giáo phải vật vã chống chọi với hôi và nóng.

Hiện nay, trên địa bàn Thủ đô có rất nhiều bãi tập kết rác gần khu vực trường học. Đặc biệt những trường có bãi tập kết rác gây ô nhiễm nặng như: Trường tiểu học Đặng Trần Côn, Việt Nam- Angieri, Tiểu học Phan Đình Giót… (Quận Thanh Xuân).
Do không có địa điểm tập kết rác nên nhiều bãi rác được tập cạnh khu vực trường học. Một phần, nơi các trường học đóng thường có chỗ vỉa hè và lòng đường rộng nên xe chở rác dễ quay trở và kéo rác lên xe. Đặc biệt sự gia tăng dân số với nhiều loại xe cơ giới hoạt động đang gây tình ùn tắc giao thông. Chính vì vậy khả năng vận chuyển rác đến nơi xử lý mất khá nhiều thời gian. Thông thường, công việc vận chuyển rác chỉ diễn ra ban đêm.


Chính vì vậy các bãi rác tập kết luôn trong tình trạng ùn ứ với số lượng lớn và thời gian dài. Do thời gian học của học sinh học trùng với thời gian rác bị ùn ứ nên nhiều trường học sống chung với mùi hôi. Theo em Nguyễn Tuấn Anh học sinh lớp 4B, Trường Tiểu học Đặng Trần Côn Hà Nội cho biết: “Nhiều hôm, em không muốn đến trường bởi vì cứ đến trường là phải ngửi mùi hôi của bãi tập kết rác cạnh trường. Những hôm vừa mưa vừa nắng lại có gió khiến mùi bốc lên hôi hết sức khủng khiếp, khi hôi quá không chịu được nên chúng em đóng cửa lại thà chết nghẹt còn hơn…”
Nguy cơ mắc bệnhcao 
Theo Ths.Bác sỹ Nguyễn Văn Liễu khoa Hô hấp bệnh viện Việt Nam - Cu Ba cho biết: Việc ngửi mùi hôi từ rác thải nguy cơ mắc các bênh đường hô hấp rất cao, nếu thường xuyên phải tiếp xúc thì khả năng lây nhiễm bệnh là rất nguy hiểm. Khi tiếp xúc chúng ta phải có biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang, hơn nữa khuyến cáo không nên để các học sinh dưới 15 tuổi phải tiếp xúc phải mùi hôi rác thải, vì trong độ tuổi này cơ thể dễ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn so người lớn. Khi mắc phải căn bệnh về đường hô hấp nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và chữa trị kịp thời nếu không để bệnh kéo dài khả năng chữa khỏi bệnh là rất khó.
Nhiều lần kiến nghị
Theo lãnh đạo một số nhà trường trên địa bàn Thủ đô có bãi tập kết rác lớn như: Trường tiểu học Đặng Trần Côn, Trường tiểu học Việt Nam Angieeri... đã nhiều lần kiến nghị lên các bên liên quan. Thế nhưng do không có quỹ đất để làm bãi tập kết rác, còn tập kết rácở những đường lớn, nơi nhiều người qua lại sẽ gây nên tình trạng ách tắc giao thông. Do vậy, hiện tượng bãi rác tập kết gần trường học cứ thế tồn tại và gây nên tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới công việc học tập, giảng dạy của học sinh và giáo viên.
Trong lúc chờ đợi các cấp, các ngành liên quan giải quyết thì các trường học phải cố tìm mọi biện pháp để trách hậu quả của ô nhiễm rác thải từ những bãi tập kết. Thế nhưng xem ra các biện pháp đó không có hiệu quả nếu như tình trạng các bãi tập kết gần trường học gây ô nhiễm vẫn chưa được giải quyết.

Dịch vụ Vệ sinh Công nghiệp và Gia đình

Nhằm cung cấp giải pháp tối ưu cho khách hàng trong lĩnh vực làm sạch, đồng thời đáp ứng được nhu cầu riêng biệt và đa dạng của mỗi khách hàng, Phương Đông không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như phát triển sản phẩm mới, sử dụng các trang thiết bị và hóa chất hiện đại, tiên tiến. Phương Đông luôn cập nhật công nghệ mới nhằm mang lại chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế.Phương Đông cam kết không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Vì vậy chúng tôi cập nhật liên tục các qui trình công nghệ làm sạch tiên tiến từ các nước.

Vệ sinh công nghiệp
- Máy móc thiết bị nhập khẩu của: Nilfisk, Hako, Hiclean...
- Hóa chất mới nhất của Ogosin, Dyma, Caral…
Dịch vụ vệ sinh văn phòng, cao ốc
1.Vệ sinh thảm định kỳ - xử lý các vết bẩn trên bề mặt thảm -
Giặt thảm định kỳ hàng tuần - tháng.
Thảm trải sàn trong văn phòng, khách sạn sử dụng lâu ngày dẫn đến tình trạng có một lớp màng bụi, các chất bẩn bám trên bề mặt thảm. Nếu không được vệ sinh kịp thời, hoặc để lâu ngày sẽ mùi hôi rất khó chịu. Có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của con người sống trong môi trường đó. Công ty Phương Đông xin giới thiệu một số dịch vụ vệ sinh thảm mà công ty chúng tôi cung cấp:
- Xử lý các vết bẩn lau ngày trên bề mặt thảm
- Dùng máy chà thảm kết hợp với hóa chất xử lý vết bẩn trên bề mặt thảm
- Tẩy các vết cà phê, kẹo cao su, nước chè.....
2.Vệ sinh,bảo trì định kỳ văn phòng - cao ốc.
Dù là công trình xây dựng phục vụ cho loại hình nào, chúng tôi cũng có thể cung cấp dịch vụ cho phù hợp.
Trần: quét bụi và mạng nhện, lau chùi các máng đèn & các vật dụng trên trần.
Tường: làm sạch tường, chân tường
Cửa gỗ, cửa kính & cửa sổ kính bên trong và bên ngoài: Lau kính và lau bụi khung kính.
Sàn gạch: quét & thu gom rác, làm sạch bằng máy chà sàn.
Cầu thang bộ:làm sạch & chà bậc thang, lau tay vịn cầu thang và hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Thang máy:
Bên trong thang máy: lau thành thang máy, lau tay vịn, nút bấm điều khiển thang máy, lau cửa thang máy, trần và sàn thang máy.
Bên ngoài thang máy: lau cửa thang máy,lau nút bấm sử dụng thang máy.
Toilet: lau gương, lau bàn đá, làm sạch bồn rửa mặt, bồn cầu, bồn tiểu, tường, quạt hút, quạt thông gió, chà rửa sàn bằng máy chà sàn, khử mùi toilet, lau cửa toilet.
Các vật dụng văn phòng:lau bàn, ghế tủ kệ, các thiết bị & vật dụng (nếu có)

3. Vệ sinh lau kính cao ốc cao tầng

Sử dụng thiết bị đặc biệt như: thiết bị vận thang treo (gondola), thiết bị đu dây (rope gear system),

thang điện (hydraulic lift).Các thiết bị chuyên dụng cho ngành vệ sinh công nghiệp ngoài trời.

- Lau kính nhôm, đá mặt ngoài toàn nhà cao tầng
- Lau cửa sổ, kính mặt ngoài toà nhà cao tầng
- Rửa tường nhà cao tầng

4. Chà sàn,vệ sinh, đánh bóng sàn các loại

Các loại sàn đá tự nhiên: đá hoa cương (granite), đá cẩm thạch (marble)
+ Làm sạch sàn bằng máy chà sàn và hoá chất chuyên dụng
+ Đánh bóng sàn
- Sàn gạch tàu, sàn gạch men, sàn đá mài, sàn hardener, sàn bêtông, sàn gỗ
+ Làm sạch sàn bằng máy chà sàn và hoá chất chuyên dụng
+ Chống thấm sàn
+ Phủ keo và đánh bóng sàn
5. Dịch vụ bảo dưỡng.

Bảo dưỡng sàn mềm

- Thảm sàn
+ Giặt thảm
+ Phun hoá chất bảo trì thảm
- Sàn vinyl - Sàn tĩnh điện
+ Làm sạch sàn bằng máy chà sàn
+ Phủ keo và đánh bóng sàn

Dịch vụ vệ sinh chuyên dụng và công nghiệp

1. Vệ sinh tổng quát nhà xưởng mới xây dựng và nhà xưởng đã hoạt động lâu năm

Cung cấp dịch vụ trọn gói cho nhà máy bao gồm nhân công lành nghề, máy móc thiết bị và hóa chất làm sạch chuyên dụng hiện đại. Một số khu vực làm vệ sinh:

Khu vực ngoại cảnh: khu vực vành đai xung quanh nhà máy, lối xe chạy, bãi đậu xe, phòng bảo vệ.
Khu vực khối văn phòng: lối vào, khu vực tiếp tân, sảnh chính, hành lang, pantry, nhà vệ sinh, phòng họp, khu vực văn phòng làm việc
Khu vực sản xuất: lối đi giữa các cụm, dây chuyền sản xuất, nhà vệ sinh nhân viên, hệ thống máng đèn,…

Khu vực nhà kho, Khu vực xuất hàng
Khu vực kiểm hóa, Phòng thí nghiệm
Các khu vực đặc biệt khác: phòng mẫu, cắt, đóng gói vô trùng Khu vực căn tin

2.Quét màng nhện, bụi bám trên trần nhà xưởng

Khu vực trần và tường nhà xưởng hoạt động lâu năm sẽ có tình trạng màng nhện giăng bám, hoặc khói bụi thải ra từ máy móc bám trên trần và tường nhà xưởng. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan của nhà xưởng và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của công ty (đặc biệt là các công ty thực phẩm).
- Sử dụng các thiết bị chuyên dụng vệ sinh trần và tường nhà xưởng
- Vệ sinh định kỳ trần và tường ngăn

3.Xử lý, phục hồi,đánh bóng lại sàn nhà xưởng đã sử dụng lâu năm, hay các vết bẩn lâu ngày

A. Làm sạch :

- Dùng hoá chất chuyên dùng pH = 3 - 7 thả đều trên bề mặt sàn đá từ 10 đến 15 phút . Có tính năng cắt chất dơ hiện đang bám két trên bề mặt sàn

- Dùng máy chà dơ 175 vòng/phút + mâm bàn chải + Pad chà đều trên bề mặt sàn làm bong các chất dơ hiện đang bám két trên bề mặt sàn.

- Dùng máy hút nước công nghiệp hút toàn bộ chất bẩn cùng hoá chất trên toàn bộ bề mặt sàn .

- Dùng dụng cụ chuyên dùng + hoá chất pH = 3 trà tuốt lại phần chân tường góc cạnh hiện máy không làm tới

- Dùng thiết bị và dụng cụ chuyên dùng làm khô bề mặt sàn .

B. Đánh bóng: (được thực hiện khi bề mặt sàn phải khô sạch)

- Tuỳ theo loại vật liệu mà sử dụng 01 trong các hoá chất bảo vệ chuyên dùng có tính năng bảo vệ bề mặt sàn, chống thẩm thấu nước chất dơ, chống trơn trượt đồng thời tạo độ bóng, tăng mầu mỡ trên bề mặt vật liệu

- Để một lớp lót - 2 lớp phủ ( từ nước 1 đến nước 2, 3 cách nhau 30 phút )

- Sau 06 giờ dùng máy 1500 vòng/phút, lắp Pad trắng hoặc đỏ chuyên dùng sản xuất tại Mỹ đánh đều trên mặt sàn làm tăng sự liên kết giữa nguyên liệu và vật liệu .

- Dùng Dust-mop chuyên dùng đẩy toàn bộ bề mặt sàn, lấy đi phần bụi hiện đang quẩn lại trên bề mặt sàn.

Khách hàng vui lòng bấm số điện thoại 04 22003632 để được tư vấn và khảo sát dịch vụ miễn phí.