Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Thành phố xanh


Đây hoàn toàn không phải là khẩu hiệu. Bằng rất nhiều động thái, TPHCM đang chứng tỏ quyết tâm thực hiện bằng được điều này.
Như Báo SGGP đã đưa tin, TPHCM vừa yêu cầu các sở ngành chức năng tiến hành kiểm tra và xử lý nghiêm khắc tình trạng chủ đầu tư các khu dân cư, khu đô thị mới không chấp hành nghiêm quy hoạch cây xanh. Tất cả 50 dự án được kiểm tra trong đợt này đều là những dự án đã được cấp phép đầu tư từ 2006-2009, nhiều dự án đã được xây dựng xong. Không ít chủ đầu tư “quên” thực hiện nghiêm quy hoạch cây xanh tưởng mình đã “thoát” nhưng không ngờ… Sắp tới TPHCM sẽ còn kiểm tra thêm nhiều dự án địa ốc nữa. Tất cả các chủ đầu tư đều phải thực hiện nghiêm quy hoạch phát triển cây xanh để TPHCM có được môi trường sống tốt hơn cho mọi người. Quan điểm của lãnh đạo TP và Sở QH-KT là như vậy.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang thay da đổi thịt từng ngày
Bên cạnh việc làm này, lãnh đạo TPHCM đã yêu cầu Sở QH-KT, Sở GTVT nghiên cứu lập quy hoạch mảng xanh trên nhiều tuyến đường, nhiều khu phố. Dự án trồng cây xanh, lập tiểu cảnh… dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là một minh chứng. Dự án này đang được khẩn trương triển khai để có thể hoàn thành đúng vào dịp lễ Quốc khánh 2-9 sắp tới. Đề án thiết kế cảnh quan kiến trúc dọc 3 tuyến đường đại lộ Đông Tây, xa lộ Hà Nội, đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi đều là những thiết kế xanh với những không gian xanh và diện tích dành cho cây xanh lớn. Các điều kiện tự nhiên trong các thiết kế này được trân trọng đến mức tối đa. Đơn cử, một con lạch nhỏ nằm song song với xa lộ Hà Nội đã được đề xuất giữ lại để tạo không gian sinh thái cho cư dân trong vùng….
Công tác quy hoạch mảng xanh đang được đề xuất cải tiến một bước. Nếu như trước kia, việc quy định diện tích cây xanh được ghép chung với diện tích các tiện ích công ích khác như sân chơi, khu tập thể dục… thì nay Sở QH-KT cùng Sở GTVT đã đề nghị TP cho tách riêng ra và xác định rõ ràng để có cơ sở kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy hoạch cây xanh của doanh nghiệp.
 Các khu đô thị mới của TPHCM như Thủ Thiêm, Tây Bắc Củ Chi, đô thị cảng Hiệp Phước… luôn được thiết kế với phương châm thân thiện với môi trường với diện tích cây xanh, mặt nước tự nhiên rất lớn: Gần như toàn bộ khu vực phía sau của đô thị mới Thủ Thiêm là dành cho không gian sông nước đặc thù của TP.
Tất nhiên, từ thực tế đến đạt được mong ước là cả một quãng đường dài đòi hỏi TPHCM phải rất nỗ lực mới đạt được. Tuy nhiên, với bước khởi đầu như vậy ta có quyền tin rằng TPHCM sẽ được xây dựng như một TP xanh đúng nghĩa - nơi mà không gian sống, chất lượng sống của người dân được đảm bảo.

Giới trẻ bảo vệ môi trường


Ý tưởng, sức trẻ luôn kích thích mỗi bạn trẻ có những ý tưởng táo bạo, thiết thực để bảo vệ môi trường (BVMT) sống. Chẳng hạn như: kinh doanh trực tuyến đồ trang trí làm bằng tay; đổi đồ cũ lấy đồ mới; thu gom vỏ chai, hộp sữa, lon nước giải khát… để đổi lấy quà… Xã hội ngày càng tốt đẹp, môi trường hướng tới trong lành hơn nhờ những người sẵn sàng cống hiến sức trẻ cho tương lai.
Phong phú kênh hoạt động
Bán hàng trực tuyến (online) đang trở thành xu hướng của những nhà kinh doanh tầm cỡ và còn là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ, bao gồm sinh viên, học sinh. Chỉ với một cú nhấp chuột vào các trang mạng xã hội, sẽ bắt gặp rất nhiều nhóm kinh doanh khác nhau, đủ các sản phẩm từ “thượng vàng hạ cám”. Nhiều nhất vẫn là các cửa hàng thời trang chuyên doanh túi thân thiện, đồ trang trí (hoa cài áo cưới, lắc tay, hộp, lọ…)… do các bạn trẻ tự làm thủ công.
Bạn Tạ Nguyễn Phương Vi, cựu sinh viên Trường Đại học Hoa Sen TPHCM, chủ cửa hàng Handmade Gift Shop (84/133 Tôn Thất Hiệp, phường 13, quận 11) chia sẻ: “Chúng tôi không có cửa hàng chính thức mà chỉ bán và giao hàng qua mạng. Nếu bạn nào có nhu cầu mua hàng với hóa đơn trên 100.000 đồng, sẽ có người đưa hàng đến tận nhà bạn trong phạm vi TPHCM. Tất cả các sản phẩm xinh xắn đều được chúng tôi làm bằng tay. Điểm nổi bật của sản phẩm là tính thân thiện môi trường, dùng được lâu dài”.
Phương Vi còn tập hợp được hàng tá cộng tác viên vệ tinh cùng hợp tác, cho ra lò những sản phẩm thú vị, tinh xảo. Vào cuối tuần, Câu lạc bộ xigon.handmade (Phương Vi thành lập) tổ chức các buổi gặp mặt thành viên tại công viên TP để trao đổi kinh nghiệm, phương pháp kinh doanh.
Tương tự, cửa hàng Handmade Ngọc Thủy (368 Dương Bá Trạc, quận 8) cũng được nhiều đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp đặt hàng. Bạn Nguyễn Ngọc Khải Hoàn – chủ cửa hàng Ngọc Thủy chia sẻ: “Chúng tôi chuyển cửa hàng hàng online tận nhà cho khách. Các sản phẩm bao gồm hoa voan, sản phẩm móc, sản phẩm đan. Mức giá túi móc hoặc túi đan dao động từ 90.000 - 180.000 đồng/túi; hoa voan (hoa lan, hoa hồng vàng, hoa sứ…) từ 120.000 - 300.000 đồng/bình…”.
Ngoài việc kinh doanh các sản phẩm thân thiện môi trường để tăng thu nhập, nhiều bạn trẻ còn tích cực hưởng ứng các phong trào vì cộng đồng như: Ngày hội tái chế, Chiến dịch Giờ Trái đất khác biệt, chiến dịch Tiêu dùng sản phẩm xanh, Ngày thế giới chống biến đổi khí hậu… Bạn Nguyễn Minh Tân, sinh viên năm 3 Trường Đại học Kinh tế TPHCM cho biết, đã tham gia chiến dịch “Giờ Trái đất” ngay từ những ngày đầu phát động. “Tôi tham gia hỗ trợ công tác hậu cần: treo băng rôn, liên hệ các tình nguyện viên đạp xe… Cảm giác sung sướng trào dâng khi tôi phát hiện người dân TP chăm chú theo dõi hoạt động tuyên truyền của chúng tôi” – Nguyễn Minh Tân tâm sự.
Hiệu quả thiết thực
Được biết, Handmade Gift Shop của Tạ Nguyễn Phương Vi tạo việc làm cho 7 lao động chính. Sản phẩm của cửa hàng được nhiều bạn bè trong nước và quốc tế chú ý. Phương Vi cũng thường xuyên tổ chức gặp mặt cộng tác viên để truyền nghề cho các bạn trẻ trong độ tuổi học sinh, sinh viên nếu muốn kiếm thêm thu nhập. Theo Phương Vi, thu nhập của các bạn làm việc tại Handmade Gift Shop từ 4 - 5 triệu đồng/tháng. Được biết, trước đây Phương Vi đã nghỉ ngang công việc văn phòng để tìm một công việc không gò bó về thời gian như hiện nay. “Tôi thấy vui vì lựa chọn của mình” – Tạ Nguyễn Phương Vi nói.
Chủ cửa hàng Ngọc Thủy cũng cho biết, thu nhập đem lại từ việc bán hàng online khoảng 3 - 4 triệu đồng/tháng. “Một số đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp đặt hàng theo mùa khoảng 500 - 1.000 cái/đợt, khiến chúng tôi làm không xuể. Áp lực cạnh tranh gay gắt từ các công ty sản xuất công nghiệp cũng gây khó cửa hàng” – Nguyễn Ngọc Khải Hoàn, chủ cửa hàng Ngọc Thủy đắn đo.
Không nhắm đến lợi ích của từng cá nhân, các hoạt động cộng đồng bảo vệ môi trường hướng tới tính hiệu quả bền vững chung cho toàn xã hội. Thống kê của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia Việt Nam cho thấy, trong 60 phút diễn ra chiến dịch Giờ Trái đất 2012, công suất của hệ thống điện giảm 546 MW, sản lượng điện tiết kiệm được 546.000 KWh (khoảng 712 triệu đồng, nhiều hơn năm 2011 là 212 triệu đồng). Lợi ích “ngầm” lớn nhất là ý thức của người dân về trách nhiệm BVMT qua từng hành động thiết thực, cụ thể như: tắt bớt thiết bị điện không cần thiết, sử dụng túi đựng sản phẩm thân thiện môi trường…
Thạc sĩ “8X” Nguyễn Phương Nam, giảng viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM, khẳng định: “Các bạn sinh viên, thanh niên ngày nay có nhiều hành động ứng xử rất trách nhiệm với môi trường sống. Tuy nhiên, đó chỉ là những cánh én chưa đủ làm nên mùa xuân. Theo tôi, cần có những hoạt động thường xuyên, dài hơi để tuyên truyền cho chiến dịch BVMT này. Có như vậy môi trường sống mới trong lành, bền vững”.

60 tấn - đó là số lượng túi ni lông được thải ra mỗi ngày tại TPHCM.

Túi ni lông đã trở thành vật sử dụng tiện ích của người dân. Điều đáng nói, chính chúng ta - những người đang trực tiếp và gián tiếp sử dụng túi ni lông vào những mục đích khác nhau trong cuộc sống đều hiểu những tác hại của nó về ô nhiễm môi trường. Nhưng để thay đổi thói quen sử dụng một vật tiện dụng như thế trong cuộc sống không phải đơn giản.

Túi ni lông: Giảm một lợi mười
Thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM cho thấy, mỗi ngày người dân TP thải ra môi trường khoảng 60 tấn túi ni lông đã qua sử dụng. Hiện nay cũng chưa có thống kê chính xác bao nhiêu phần trăm của con số khổng lồ này được tái chế rồi trở lại thị trường, bao nhiêu phần trăm phát tán ra tự nhiên. Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi ni lông ngay, không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác ni lông, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề, sức khỏe con người bị đe dọa nghiêm trọng. Theo phân tích của các nhà khoa học, sau khi sử dụng, rác ni lông phải mất từ 500 đến 1.000 năm mới tự phân hủy. Nếu chôn lấp, túi ni lông sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường nước, còn nếu đốt thì sẽ tạo khí thải có chất độc dioxin gây bệnh ung thư. Việc sử dụng túi ni lông để chứa thực phẩm lại càng nguy hại, vì khiến thực phẩm bị nhiễm các kim loại từ ni lông.

Bà Ngô Nguyễn Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Quỹ Tái chế chất thải TPHCM cho biết, thực hiện chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, trong đó xác định rõ mục tiêu đến năm 2015 phải giảm 40% khối lượng túi ni lông sử dụng. Để làm được điều này, Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM đã triển khai chương trình “Tháng sử dụng túi thân thiện môi trường” tại các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TP. Song song với đó, ngày hội Tái chế chất thải cũng được tổ chức hàng năm, đây được xem là những giải pháp quan trọng nhằm khuyến khích cộng đồng hãy thay đổi hành vi của mình trong việc sử dụng bao bì, tiết giảm sử dụng và thải bỏ túi ni lông.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, nhận thức được tác hại của túi ni lông đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý Nhà nước đã có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này. Để hiện thực hóa chủ trương kiểm soát ô nhiễm môi trường do các loại bao bì khó phân hủy, Bộ TN-MT đã triển khai thực hiện Dự án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì khó phân hủy (còn gọi là túi ni lông)” với mục tiêu tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các đối tượng có liên quan về tác hại của túi ni lông đối với môi trường và sức khỏe. Đồng thời, đề xuất những giải pháp cần thiết trong đề án quốc gia về “Khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do các loại bao bì khó phân hủy” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2012.
Nhiều ưu đãi lớn dự án tái chế
Theo ông Nguyễn Trung Việt, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn Sở Tài nguyên - Môi trường, rác của người dân trên địa bàn TP đều là những thứ còn dùng được nếu biết tái chế. Trong đó, rác thực phẩm là loại chiếm nhiều nhất từ 61% - 95% tổng lượng rác. Loại rác này có thể để sản xuất phân compost. Rác túi ni lông chiếm 0,5% - 13% có thể tái chế lại thành túi ni lông mới. Rác nhựa chiếm 0,5% - 10% có thể làm nhựa tái sinh. Tái chế giấy chỉ cần 70% năng lượng và sinh ra ít hơn 73% ô nhiễm so với việc sản xuất giấy từ nguyên liệu thô. Tái chế một hộp thiếc có thể tiết kiệm năng lượng đủ để mở tivi trong 3 giờ. Tương tự như rác thủy tinh, rác vải, chai nhựa… hoàn toàn có thể tái chế được thành các sản phẩm tương ứng.
Theo bà Ngô Nguyễn Ngọc Thanh, Quỹ Tái chế chất thải TPHCM đang có những ưu đãi cho các tổ chức, chương trình, dự án liên quan đến hoạt động tái chế chất thải trên địa bàn TP. Chẳng hạn như về mặt bằng, quỹ sẽ tư vấn tìm kiếm mặt bằng phù hợp với nội dung hoạt động của dự án và quy hoạch của thành phố. Về tài chính, quỹ sẽ có hỗ trợ về vốn như lãi suất ưu đãi trong thời gian nhất định đối với các dự án đầu tư về công nghệ tái chế, đầu tư cải thiện chất lượng sản phẩm tái chế. Các cơ sở tái chế sẽ được tạo điều kiện tiếp cận với các công nghệ tái chế tiên tiến, được hỗ trợ thông tin và tư vấn kỹ thuật như các giải pháp sản xuất sạch hơn cho ngành tái chế, kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường do hoạt động tái chế. Đặc biệt, sẽ miễn thuế hoàn toàn cho việc nhập khẩu các thiết bị, sản phẩm phục vụ cho công tác tái chế ở TPHCM.
Có thể nói, việc hạn chế việc sử dụng các loại túi ni lông và sản phẩm không thân thiện môi trường là việc làm cần thiết. Nhưng để việc thực hiện chủ trương có hiệu quả, cần có chiến lược, chính sách và giải pháp đồng bộ. Một mặt, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người hiểu rõ tác hại của việc sử dụng túi ni lông, từ đó thay đổi thói quen khi đi mua hàng. Cần có ngay giải pháp khuyến khích doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ các loại túi tự hủy, túi thân thiện môi trường với những ưu thế hơn hẳn túi ni lông như có chất lượng tốt, giá thành rẻ... Nếu chúng ta chỉ kêu gọi hạn chế sử dụng mà không chú trọng đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, thì chủ trương khó đi vào cuộc sống và không đạt kết quả bền vững.

Kênh đen đã xanh

Nhiêu Lộc - Thị Nghè và Tàu Hủ - Bến Nghé là hai tuyến kênh lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với TPHCM. Lưu vực của các tuyến kênh này nằm trải dài trên hơn 10 quận nội thành cũ của TP như quận 1, 4, 5, 6, Phú Nhuận… Các tuyến kênh là nét mới cho sự đổi thay của TPHCM sau 37 năm qua.

Không chắc vào mắt mình, tôi đã dừng xe lại, chạy đến sát mép nước xem hai cụ bà làm nghi lễ phóng sinh cho chú chép vàng. Vừa thoát ra khỏi bịch nước, những chú cá quẫy đuôi, lẩn nhanh xuống dòng nước.
“Thả ở đây, cá có sống được không bà?”. “Được chứ, tôi đã thả cá phóng sinh ở đây nhiều lần rồi. Chưa thấy chú nào chết cả” - một cụ bà trả lời. Rồi như chứng minh điều mình nói là đúng, hai cụ chỉ cho tôi ngôi nhà của hai cụ “gần chợ thực phẩm Nga” và nói rằng đến hỏi hàng xóm cụ mà xem. Rất nhiều người đã phóng sinh cá xuống đây và tất cả chúng đều sống tốt.
E các cụ không có điều kiện kiểm chứng lời mình nói, tôi đã đến Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TPHCM, chủ đầu tư dự án Cải thiện môi trường nước lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé. Ông Lương Minh Phúc, Trưởng ban quản lý dự án, tươi cười cho biết, khẳng định của các cụ là có cơ sở. Dự án Cải thiện môi trường nước giai đoạn 1 đã lắp đặt các thiết bị tách dòng, tách nước thải của các hộ dân trong lưu vực, đưa đi xử lý ở Nhà máy Xử lý nước thải đặt tại Bình Chánh. Nước thải ra kênh bây giờ chỉ là nước mưa và nước đã qua xử lý đạt chuẩn. Các chất cặn bẩn còn sót lại khi xưa cũng đã được nạo vét. Kênh bây giờ đã xanh, lý do nào cá không sống được?
Đúng là mọi thứ đã đổi thay. Cách đây gần 10 năm, khi dự án Cải thiện môi trường nước trong giai đoạn chuẩn bị và dự án xây dựng đại lộ Đông Tây mới bắt đầu, tôi đã cùng một đoàn cán bộ của Sở Giao thông Vận tải đi thực tế bằng ca nô suốt dọc tuyến kênh này. Còn nhớ, đó là vào buổi sáng, nắng vừa mới lên và nước chưa bốc hơi nhiều song mùi hôi nồng nặc đã làm cả đoàn choáng váng mặt mũi. Ca nô nhích từng bước nặng nhọc bởi nước sánh đặc bùn dơ…
Dưới kênh là thế, trên bờ cũng chẳng khá hơn. Đường bộ nhỏ hẹp, xuống cấp, nhà cửa tạm bợ nhếch nhác. Được sự chấp thuận của Chính phủ, TPHCM đã vay ba gói vốn ODA của Chính phủ Nhật để đầu tư cải tạo lại toàn bộ khu vực.
Gói thứ nhất khoảng 10.000 tỷ đồng để thực hiện dự án xây dựng đại lộ Đông Tây, tuyến giao thông chạy dọc theo kênh Tàu Hủ - Bến Nghé nối phía Đông với phía Tây TP, vừa thực hiện chức năng giao thông vừa làm chức năng chỉnh trang đô thị cho bờ phải của toàn tuyến kênh (nếu nhìn từ quận 1 xuống). Gần 11.000 hộ dân và cơ quan đã di dời để toàn bộ bờ kênh được cải tạo, được xây kè.
Gói thứ hai trị giá hơn 4.000 tỷ đồng cho dự án Cải thiện môi trường nước giai đoạn 1: chỉnh trang phía bờ trái của kênh, chống ngập cho một số khu vực lân cận, làm hệ thống tách nước thải ra khỏi nước mưa, xây nhà máy xử lý nước thải công suất 141.000m³ nước/ngày, đêm và đưa nước thải về đây xử lý.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2012, dự án này sẽ hoàn tất. Gói vay vốn thứ ba cho việc thực hiện dự án Cải thiện môi trường nước giai đoạn 2 đang được chuẩn bị triển khai. Trong dự án này, nhà máy xử lý nước thải sẽ được đầu tư thêm để đạt công suất 469.000m³ nước/ngày, đêm, nhiều khu vực trong lưu vực Hàng Bàng sẽ được chống ngập, cải thiện môi trường…
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Con đường xanh
Những ngày gần đây, TPHCM liên tục họp để xem xét thông qua thiết kế cảnh quan cây xanh cho 2 tuyến đường: Hoàng Sa, Trường Sa nằm dọc hai bên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Nhiều ý tưởng đã được đưa ra nhưng cơ bản lãnh đạo TP đã quyết sẽ “biến” nơi đây thành một công viên xanh với những cây xanh đặc trưng cho TP để người dân đến thưởng ngoạn. Công trình dự kiến sẽ được hoàn thành vào dịp lễ 2-9 năm nay.
Nhiêu Lộc - Thị Nghè là con kênh đầu tiên của TPHCM được cải tạo và chỉnh trang. Giống như Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã từng là một kênh đen với mùi hôi thối nồng nặc và những căn nhà ven kênh lụp xụp, nhếch nhác. TPHCM đã phải vay gần 200 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới để chỉnh trang con kênh này. Dự án Cải thiện môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè cũng có các hạng mục tách nước thải ra khỏi nước mưa, cải tạo hệ thống cống thoát nước hư cũ trong khu vực, nạo vét và kè bờ kênh….
Ngồi hóng mát trước cửa nhà (gần cầu Kiệu), bà Nguyễn Thị Thơm, một người dân ở quận Phú Nhuận, nhớ lại, lúc kênh chưa được cải tạo, không ai dám mang ghế ra gần bờ kênh ngồi chơi như bây giờ. Phần vướng các nhà xệp xệ ven kênh, phần nước kênh hôi lắm. Bây giờ, không chỉ lớp già như bà mới ra đây nghỉ mà lớp trẻ mang cả bàn ra đây để uống bia, hóng gió…
Tuy nhiên, khác với kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, nước thải trong lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè chưa được đưa vào nhà máy xử lý nước thải nên nước kênh chưa được trong như mong muốn. Phải đến giai đoạn 2, khi một nhà máy xử lý nước thải được hoàn thành ở Cát Lái quận 2, nhiệm vụ xử lý nước thải cho lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè mới được thực hiện.
Thế nhưng, như ông Phan Châu Thuận, Giám đốc Ban Quản lý dự án Cải thiện môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, nói, hiện tại nước kênh cũng đã được cải thiện nhiều vì kênh đã được nạo vét. Dòng nước thông thoáng cũng đã tạo điều kiện cho nước triều vào, thay rửa dần dần thứ nước đen ngòm xưa kia. Đến khoảng tháng 6-2012, hạng mục miệng xả ngầm được hoàn thiện, nước thải được thu gom đưa thẳng ra sông Sài Gòn thì chất lượng nước còn tốt hơn nữa.

Dich vu ve sinh cong nghiep ,lam sach cong nghiep



Dich vu ve sinh cong nghiep,lam sach cong nghiep,cho thue tap vu chuyen nghiep

FILMOP - XE LÀM PHÒNG KHÁCH SẠN, DỤNG CỤ VỆ SINH



Máy vệ sinh công nghiệp NILFISK ADVANCE -- CHÂU ÂU
Máy hút bụi công nghiệp NILFISK CFM -- CHÂU ÂU, MỸ
Máy phun rửa áp lực SPITWATER - ÚC
Máy phun rửa siêu cao áp DENSIN - ÚC
Xe quét cầu, quét đường đô thị BURCHER SCHOERLING -- ĐỨC
Dụng cụ vệ sinh công nghiệp FILMOP -Ý
Hóa chất vệ sinh cao cấp ECOLAB -- MỸ
" Giải pháp tối ưu Dịch vụ hậu mãi tuyệt hảo Sản phẩm cực bền"

Dịch vụ Vệ sinh Công nghiệp và Gia đình

Nhằm cung cấp giải pháp tối ưu cho khách hàng trong lĩnh vực làm sạch, đồng thời đáp ứng được nhu cầu riêng biệt và đa dạng của mỗi khách hàng, Phương Đông không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như phát triển sản phẩm mới, sử dụng các trang thiết bị và hóa chất hiện đại, tiên tiến. Phương Đông luôn cập nhật công nghệ mới nhằm mang lại chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế.Phương Đông cam kết không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Vì vậy chúng tôi cập nhật liên tục các qui trình công nghệ làm sạch tiên tiến từ các nước.

Vệ sinh công nghiệp
- Máy móc thiết bị nhập khẩu của: Nilfisk, Hako, Hiclean...
- Hóa chất mới nhất của Ogosin, Dyma, Caral…
Dịch vụ vệ sinh văn phòng, cao ốc
1.Vệ sinh thảm định kỳ - xử lý các vết bẩn trên bề mặt thảm -
Giặt thảm định kỳ hàng tuần - tháng.
Thảm trải sàn trong văn phòng, khách sạn sử dụng lâu ngày dẫn đến tình trạng có một lớp màng bụi, các chất bẩn bám trên bề mặt thảm. Nếu không được vệ sinh kịp thời, hoặc để lâu ngày sẽ mùi hôi rất khó chịu. Có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của con người sống trong môi trường đó. Công ty Phương Đông xin giới thiệu một số dịch vụ vệ sinh thảm mà công ty chúng tôi cung cấp:
- Xử lý các vết bẩn lau ngày trên bề mặt thảm
- Dùng máy chà thảm kết hợp với hóa chất xử lý vết bẩn trên bề mặt thảm
- Tẩy các vết cà phê, kẹo cao su, nước chè.....
2.Vệ sinh,bảo trì định kỳ văn phòng - cao ốc.
Dù là công trình xây dựng phục vụ cho loại hình nào, chúng tôi cũng có thể cung cấp dịch vụ cho phù hợp.
Trần: quét bụi và mạng nhện, lau chùi các máng đèn & các vật dụng trên trần.
Tường: làm sạch tường, chân tường
Cửa gỗ, cửa kính & cửa sổ kính bên trong và bên ngoài: Lau kính và lau bụi khung kính.
Sàn gạch: quét & thu gom rác, làm sạch bằng máy chà sàn.
Cầu thang bộ:làm sạch & chà bậc thang, lau tay vịn cầu thang và hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Thang máy:
Bên trong thang máy: lau thành thang máy, lau tay vịn, nút bấm điều khiển thang máy, lau cửa thang máy, trần và sàn thang máy.
Bên ngoài thang máy: lau cửa thang máy,lau nút bấm sử dụng thang máy.
Toilet: lau gương, lau bàn đá, làm sạch bồn rửa mặt, bồn cầu, bồn tiểu, tường, quạt hút, quạt thông gió, chà rửa sàn bằng máy chà sàn, khử mùi toilet, lau cửa toilet.
Các vật dụng văn phòng:lau bàn, ghế tủ kệ, các thiết bị & vật dụng (nếu có)

3. Vệ sinh lau kính cao ốc cao tầng

Sử dụng thiết bị đặc biệt như: thiết bị vận thang treo (gondola), thiết bị đu dây (rope gear system),

thang điện (hydraulic lift).Các thiết bị chuyên dụng cho ngành vệ sinh công nghiệp ngoài trời.

- Lau kính nhôm, đá mặt ngoài toàn nhà cao tầng
- Lau cửa sổ, kính mặt ngoài toà nhà cao tầng
- Rửa tường nhà cao tầng

4. Chà sàn,vệ sinh, đánh bóng sàn các loại

Các loại sàn đá tự nhiên: đá hoa cương (granite), đá cẩm thạch (marble)
+ Làm sạch sàn bằng máy chà sàn và hoá chất chuyên dụng
+ Đánh bóng sàn
- Sàn gạch tàu, sàn gạch men, sàn đá mài, sàn hardener, sàn bêtông, sàn gỗ
+ Làm sạch sàn bằng máy chà sàn và hoá chất chuyên dụng
+ Chống thấm sàn
+ Phủ keo và đánh bóng sàn
5. Dịch vụ bảo dưỡng.

Bảo dưỡng sàn mềm

- Thảm sàn
+ Giặt thảm
+ Phun hoá chất bảo trì thảm
- Sàn vinyl - Sàn tĩnh điện
+ Làm sạch sàn bằng máy chà sàn
+ Phủ keo và đánh bóng sàn

Dịch vụ vệ sinh chuyên dụng và công nghiệp

1. Vệ sinh tổng quát nhà xưởng mới xây dựng và nhà xưởng đã hoạt động lâu năm

Cung cấp dịch vụ trọn gói cho nhà máy bao gồm nhân công lành nghề, máy móc thiết bị và hóa chất làm sạch chuyên dụng hiện đại. Một số khu vực làm vệ sinh:

Khu vực ngoại cảnh: khu vực vành đai xung quanh nhà máy, lối xe chạy, bãi đậu xe, phòng bảo vệ.
Khu vực khối văn phòng: lối vào, khu vực tiếp tân, sảnh chính, hành lang, pantry, nhà vệ sinh, phòng họp, khu vực văn phòng làm việc
Khu vực sản xuất: lối đi giữa các cụm, dây chuyền sản xuất, nhà vệ sinh nhân viên, hệ thống máng đèn,…

Khu vực nhà kho, Khu vực xuất hàng
Khu vực kiểm hóa, Phòng thí nghiệm
Các khu vực đặc biệt khác: phòng mẫu, cắt, đóng gói vô trùng Khu vực căn tin

2.Quét màng nhện, bụi bám trên trần nhà xưởng

Khu vực trần và tường nhà xưởng hoạt động lâu năm sẽ có tình trạng màng nhện giăng bám, hoặc khói bụi thải ra từ máy móc bám trên trần và tường nhà xưởng. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan của nhà xưởng và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của công ty (đặc biệt là các công ty thực phẩm).
- Sử dụng các thiết bị chuyên dụng vệ sinh trần và tường nhà xưởng
- Vệ sinh định kỳ trần và tường ngăn

3.Xử lý, phục hồi,đánh bóng lại sàn nhà xưởng đã sử dụng lâu năm, hay các vết bẩn lâu ngày

A. Làm sạch :

- Dùng hoá chất chuyên dùng pH = 3 - 7 thả đều trên bề mặt sàn đá từ 10 đến 15 phút . Có tính năng cắt chất dơ hiện đang bám két trên bề mặt sàn

- Dùng máy chà dơ 175 vòng/phút + mâm bàn chải + Pad chà đều trên bề mặt sàn làm bong các chất dơ hiện đang bám két trên bề mặt sàn.

- Dùng máy hút nước công nghiệp hút toàn bộ chất bẩn cùng hoá chất trên toàn bộ bề mặt sàn .

- Dùng dụng cụ chuyên dùng + hoá chất pH = 3 trà tuốt lại phần chân tường góc cạnh hiện máy không làm tới

- Dùng thiết bị và dụng cụ chuyên dùng làm khô bề mặt sàn .

B. Đánh bóng: (được thực hiện khi bề mặt sàn phải khô sạch)

- Tuỳ theo loại vật liệu mà sử dụng 01 trong các hoá chất bảo vệ chuyên dùng có tính năng bảo vệ bề mặt sàn, chống thẩm thấu nước chất dơ, chống trơn trượt đồng thời tạo độ bóng, tăng mầu mỡ trên bề mặt vật liệu

- Để một lớp lót - 2 lớp phủ ( từ nước 1 đến nước 2, 3 cách nhau 30 phút )

- Sau 06 giờ dùng máy 1500 vòng/phút, lắp Pad trắng hoặc đỏ chuyên dùng sản xuất tại Mỹ đánh đều trên mặt sàn làm tăng sự liên kết giữa nguyên liệu và vật liệu .

- Dùng Dust-mop chuyên dùng đẩy toàn bộ bề mặt sàn, lấy đi phần bụi hiện đang quẩn lại trên bề mặt sàn.

Khách hàng vui lòng bấm số điện thoại 04 22003632 để được tư vấn và khảo sát dịch vụ miễn phí.